Nhà đầu tư mong đợi chính sách cho năng lượng tái tạo

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Với cơ chế chính sách về phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam thời gian qua không chỉ có Trung Nam Group mà cả cộng đồng các nhà đầu tư trong và ngoài nước ở lĩnh vực này gặp khó khăn. Nguyên nhân là cơ chế chính sách cho phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam chưa ổn định.
Ông Lê Như Phước An, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư xây dựng Trung Nam

Ông Lê Như Phước An, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư xây dựng Trung Nam

Cụ thể, cơ chế giá FIT cho điện mặt trời đã hết hiệu lực được khoảng 1,5 năm và cơ chế FIT đối với điện gió đã được khoảng nửa năm nhưng đến nay cơ chế mới vẫn chưa được ban hành. Vì chưa có cơ chế chính sách rõ ràng để triển khai dự án nên hiện các nhà đầu tư lĩnh vực này đang “ngủ đông”.

Vừa qua, Bộ Công Thương đã có Tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định cơ chế đấu thầu mua điện từ dự án điện gió, điện mặt trời (chuyển tiếp một số đối tượng áp dụng tại Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg, Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg và Quyết định số 13/2020 của Thủ tướng Chính phủ) nhằm tiếp tục phát triển các dự án điện tái tạo.

Tuy nhiên, tôi cho rằng, theo Tờ trình, các dự án điện tương lai sẽ có 2 khó khăn nổi cộm. Thứ nhất, quy định đồng tiền tính giá điện bằng Việt Nam đồng, không điều chỉnh theo biến động của tỷ giá đồng/USD sẽ gây rủi ro trong việc huy động nguồn vốn từ nước ngoài. Hai là, thời hạn của hợp đồng mua bán điện và giá điện chỉ áp dụng đến năm 2025, sau đó chưa biết như thế nào sẽ gây khó khăn cho các bên liên quan, nhất là các ngân hàng trong việc cung cấp vốn cho các nhà đầu tư…

Để khơi thông dòng vốn cho các dự án năng lượng tái tạo, Việt Nam cần hoàn thiện cơ chế huy động và đảm bảo nguồn tài chính tư nhân và quốc tế, chính sách tài chính nhằm đẩy mạnh vốn đầu tư cho năng lượng tái tạo. Cơ chế chính sách đầu tư cho lĩnh vực này phải minh bạch, hiệu quả, ổn định.

Tin cùng chuyên mục