Nhiều trở ngại với các nhà đầu tư quan tâm tới điện gió ngoài khơi tại Việt Nam

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Theo Dự thảo Quy hoạch điện VIII, Việt Nam đặt mục tiêu có khoảng 7GW điện gió ngoài khơi vào năm 2030. Đây là thách thức lớn khi chúng ta chưa có cơ sở pháp lý để thực hiện. Trên thực tế, các dự án đầu tư năng lượng tái tạo, nhất là điện gió ngoài khơi thường có vốn đầu tư rất lớn. Để đầu tư sản xuất được 1GW điện gió ngoài khơi thì vốn đầu tư ít nhất là hơn 2,5 tỷ USD.
TS. Lê Cao Quyền, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tư vấn xây dựng điện 4

TS. Lê Cao Quyền, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tư vấn xây dựng điện 4

Trong khi đó, Quy hoạch điện VIII hiện chưa được thông qua, quy hoạch không gian biển chưa có, Việt Nam cũng chưa có khung chính sách với những quy định rõ ràng, khiến cho quá trình đầu tư gặp nhiều khó khăn. Nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài và các tổ chức tài chính quốc tế rất quan tâm nhưng chưa thể thực hiện.

Liên quan đến khảo sát điện gió ngoài khơi, nhiều nhà đầu tư đề xuất được bình đẳng trong khảo sát; một số nhà đầu tư lại cho rằng, hoạt động này cần vốn đầu tư lớn nên đề xuất khảo sát độc quyền môi trường vùng biển. Hiện Chính phủ cũng chưa có cơ chế cụ thể cho vấn đề này.

Vấn đề lưới truyền tải để giải tỏa công suất cho những dự án điện gió ngoài khơi cũng là câu chuyện thách thức. Bởi thực tế, thời gian qua, có không ít dự án năng lượng tái tạo phải giảm phát vì thiếu lưới truyền tải. Các dự án điện gió ngoài khơi là những nguồn công suất lớn nên đòi hỏi việc đầu tư hạ tầng phục vụ truyền tải là rất lớn. Nếu không được tháo gỡ, đây có thể là điểm nghẽn cho quá trình tiếp nhận 7GW đến năm 2030.

Là đơn vị tư vấn đồng hành cùng các nhà đầu tư, với mong muốn đưa Việt Nam tiến lên gần hơn với ngành công nghiệp xanh, chúng tôi hy vọng những thách thức nêu trên sẽ sớm được cấp có thẩm quyền hóa giải, góp phần hiện thực hóa cam kết của Chính phủ đưa phát thải ròng về 0 vào năm 2050.

Tin cùng chuyên mục