Tổng mức đầu tư giai đoạn này khoảng 105.964,6 tỷ đồng. Trong đó, chi phí xây dựng 33.095 tỷ đồng, chi phí giải phóng mặt bằng 47.258 tỷ đồng, các chi phí quản lý dự án và tư vấn khoảng 25.611 tỷ đồng.
Vành đai 4 không chỉ là tuyến liên kết vùng Đông Nam Bộ mà còn mở ra hướng kết nối thông thoáng với khu vực Tây Nguyên. Về phương thức đầu tư, phương án 1 là các địa phương làm cơ quan có thẩm quyền triển khai các dự án tại mỗi tỉnh, đáp ứng tiến độ khởi công năm 2025 và hoàn thành năm 2028. Phương án 2 là gộp toàn bộ tuyến Vành đai 4 thành một dự án để thực hiện. Nhưng phương án này sẽ dẫn đến tổng mức đầu tư rất lớn, kéo dài thời gian chuẩn bị và khó đáp ứng tiến độ đề ra.
Bộ Giao thông vận tải yêu cầu Cục Đường bộ, Cục Quản lý đầu tư xây dựng, Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải tham mưu, khẩn trương hoàn thiện quy hoạch chi tiết, phân tích lưu lượng giao thông qua tuyến. Đối với các địa phương, cần gấp rút đối chiếu, rà soát lại quy hoạch tỉnh liên quan đến các hướng tuyến.