Tuyến số 1 Bến Thành - Suối Tiên là dự án metro được thực hiện đầu tiên tại Việt Nam, được chuẩn bị trong nhiều năm.
Thời gian đầu chậm tiến độ do vướng mắc trong thủ tục đầu tư xây dựng, khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, nhưng đến nay công tác giải phóng mặt bằng đã hoàn tất, các hạng mục công trình đều được triển khai đúng tiến độ.
Hiện nay, gói thầu 1b (đoạn đi ngầm dài 2,6 km) gồm 2 nhà ga ngầm và đoạn hầm dài 1.315 m. Theo thiết kế, nhà ga Nhà hát Thành phố nằm ở độ sâu 40 m, chiều dài 190 m, gồm 4 tầng trong lòng đất.
Để đảm bảo tiến độ, nhà thầu tiến hành thi công cả ngày lẫn đêm, mỗi ngày đào được hơn 500 m khối đất.
Trao đổi với chúng tôi tại điểm thi công lấp dầm vượt sông Sài Gòn vào sáng 20/2, một số công nhân cho biết mọi hạng mục thi công đều có tiến độ khá tốt.
Sau vài ngày nghỉ tết, mọi việc đã trở lại rất bình thường. Trong quá trình thi công, tư vấn giám sát luôn túc trực kiểm tra 24/24, do vậy mọi người luôn nỗ lực hết mình để đưa toàn bộ dự án về đích theo đúng kế hoạch đề ra.
Chị Minh Thư, quê ở Tiền Giang, công nhân tại gói thầu thi công cầu cạn Cát Lái, nói: "Ban quản lý Dự án chỉ cho nghỉ tết 2 ngày. Một số người vì quê ở xa thành phố, điều kiện đi lại khó khăn nên xin ở lại công trường ăn tết luôn. Tuy nói là nghỉ tết, nhưng chúng tôi vẫn làm những công việc được giao với mong muốn vượt được tiến độ".
Mặc dù dưới cái nắng cháy da những ngày sau Tết, bây giờ đã là gần 12h trưa nhưng đội ngũ công nhân vẫn miệt mài thi công hạng mục được giao.
Tại bãi đúc dầm ở quận 9, để chở được một đốt dầm này ra công trường, một chuyên gia cho biết phải huy động cả trăm nhân công.
Đội ngũ chuyên gia luôn có mặt mọi lúc mọi nơi để kiểm tra từng chi tiết nhỏ nhặt nhất.
Gói thầu thi công nhà ga Thảo Điền đang thành hình từng ngày. Nhờ vậy, bất động sản tại khu vực này sẽ hưởng lợi lớn từ dự án.
Chạy từ đường Nguyễn Hữu Cảnh, đoạn qua nhà máy Ba Son (quận 1) qua cầu Sài Gòn và sau đó chạy dọc xa lộ Hà Nội, hình ảnh đoạn nhịp dầm dài hàng trăm mét của dự án xây dựng tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên đã thành hình kể từ khi khởi công dự án vào tháng 8/2012.
Những hình ảnh trên chụp tại đoạn cầu Sài Gòn, đã có khoảng 60 công nhân, kỹ sư tập trung thi công. Đây là khu vực khó khăn trong thi công bởi phải thi công dưới nước, mặt bằng chật, xà lan khó di chuyển và phải phụ thuộc vào con nước và thời gian đóng mở đập ngăn triều của Trung tâm Chống ngập nên lực lượng công nhân đã tập trung bơm nước, dọn dẹp, vệ sinh các thiết bị máy móc…để đảm bảo tiến độ công việc.
Trên công trường thi công nhà ga gần khu vực ngã tư Bình Thái, quận 2.
Đoạn dầm nặng hàng tấn được nhích từng milimet một trong quá trình lắp dầm kéo dài tuyến metro.
Dầm đang được kéo vào khớp nối
Dầm bắt đầu ráp nối. Đội ngũ công nhân không ngưng tay. Người tập trung đo đạt, người không rời mắt khỏi màn hình điều khiển...
12 giờ trưa, mặt trời chiếu gay gắt trên công trường nhưng những công nhân thi công lao lấp dầm vẫn chăm chỉ làm việc. Được biết, mỗi đốt dầm đều được kiểm tra, kiểm nghiệm chặt chẽ trước khi đưa đi lắp đặt.
Anh Bùi Ngọc Cường, công nhân quê ở Vĩnh Long nói: "Mọi cuộc chơi cũng đã xong và sau Tết theo lịch phân công của công ty thì anh em cũng cố gắng vào đúng giờ và làm việc theo đúng tinh thần, nhiệt huyết cao để đảm bảo tiến độ công trình".
Đứng bên cạnh, chúng tôi cảm nhận được sự đồ sộ, quy mô của một công trình trọng điểm. Trong tương lai, sẽ có những con tàu tốc độ cao, được thiết kế chạy đến 110 km/giờ sẽ đưa người dân từ trung tâm đến khu vực cửa ngõ phía đông thành phố và ngược lại.
Đoạn thi công cầu cạn Cát Lái
Hơn 1h, một số công nhân mới bắt đầu ngưng tay để ăn chút cơm trưa lót dạ. Nhiều công nhân nữ cho biết nhìn dàn giáo xây dựng được lắp đặt kín mít cũng thấy sợ, nhưng với quy trình kiểm tra an toàn xây dựng nghiêm ngặt của nhà thầu Nhật Bản nên ai cũng yên tâm.
Theo Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM, đoạn đi trên cao từ Ba Son đến Long Bình, quận 9 dài hơn 17 km, hiện đang được lắp dầm lên các trụ dọc xa lộ Hà Nội. Việc lắp dầm sẽ thực hiện trong 2 năm, dự kiến hoàn thành vào giữa năm 2017.
Theo quy trình, sau khi máy khoan đào, đất sẽ được đưa lên băng chuyền đưa về điểm tập kết để vận chuyển lên xe đưa đến điểm đổ đất. Với tiến độ thi công như hiện nay, dự kiến, đến tháng 2/2019 các nhà ga và đoạn đi ngầm mới hoàn thành.