Ảnh Internet |
Cụ thể, đối với 54 dự án BOT do Bộ GTVT đang quản lý, Tổng cục đang rà soát với chủ đầu tư dự án để thống nhất điều chỉnh phương án tài chính theo hướng giảm phí cho người dân trong vùng ảnh hưởng gần trạm thu phí cũng như giảm chung cho các phương tiện.
Trong tổng số 54 dự án BOT thực hiện rà soát, Tổng cục đã rà soát được hơn 10 trạm, Bộ đã rà soát được 6 trạm. Hiện các dự án sau rà soát đang được xem xét, thống nhất mức phí giảm.
“Mức giảm dự kiến có thể giao động từ 5-25%, tùy thuộc vào mỗi dự án và kết quả đàm phán với nhà đầu tư. Sau rà soát, có khoảng 60-70% trong 54 dự án BOT sẽ được điều chỉnh giảm. Thời gian thu phí sẽ giới hạn tối đa không quá 30 năm,” ông Huyện cho hay.
Tuy nhiên, ông Huyện cho biết thêm, việc giảm phí phải xem xét vào tình hình thực tế của từng trạm. Những trạm có lưu lượng xe ít như dự án BOT cầu Hạc Trì sẽ không giảm để đảm bảo phương án tài chính cho nhà đầu tư. Do đó, Bộ GTVT sẽ tiến hành rà soát các trạm BOT để đánh giá cụ thể về dự án, phương án tài chính và hoạt động thu phí thực tế trên lưu lượng xe; xem đó là căn cứ để đàm phán với các nhà đầu tư và thống nhất mức phí có thể giảm.
Trước đó, ngày 22/9, Bộ GTVT đã đồng ý với đề xuất giảm 25% giá vé trên tuyến BOT Pháp Vân-Cầu Giẽ theo đề xuất của Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Thời điểm giảm giá từ ngày 15/10 tới.
Xe dưới 9 chỗ đi hết tuyến từ 45.000 đồng/lượt sẽ giảm xuống còn 35.000 đồng/lượt. Nhà đầu tư sẽ chủ động chuẩn bị các thủ tục về thu phí để mức giảm giá được thực hiện đúng thời điểm.
Theo phương án trình Bộ GTVT, đến năm 2021, tuyến đường này sẽ bắt đầu tăng giá vé trở lại với mức tăng 18% và sau đó 3 năm tăng một lần, mỗi lần tăng 18%.
Đồng thời, Bộ GTVT cho biết, tại hợp đồng, thời gian thu phí hoàn vốn cho dự án là 17 năm 2 tháng 18 ngày. Dự án bắt đầu thu phí hoàn vốn từ ngày 6/10/2015. Sau khi giảm giá vé, tính toán lại phương án tài chính, dự kiến thời gian thu phí khoảng 15 năm 4 tháng 18 ngày, thời điểm hoàn vốn dự kiến là ngày 18/2/2031. Giảm so với hợp đồng đã ký 1 năm 10 tháng.
Người phát ngôn của Bộ GTVT, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông khẳng định, quan điểm của Bộ là sẽ điều chỉnh mức phí theo xu hướng giảm, rà soát xong trạm BOT nào sẽ giảm ngay phí đường bộ tại dự án đó.