Thị trường BĐS đang phục hồi, nhưng từng phân khúc vẫn có thách thức riêng

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Hiện nay, phân khúc bất động sản (BĐS) công nghiệp tiếp tục duy trì sức “nóng” với số lượng dự án mới được triển khai tăng mạnh, cùng nguồn vốn FDI ngày càng “dồi dào". Tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp (KCN) đã đi vào hoạt động vẫn duy trì mức tăng ổn định, đạt khoảng 75%.

Ông Lê Đình Chung, Tổng Giám đốc SGO Homes

Tuy nhiên, tỷ lệ lấp đầy các KCN đã thành lập vẫn khó bật tăng do cung - cầu chờ nhau: chủ đầu tư KCN "chốt” được khách mới đầu tư hạ tầng, trong khi nhà đầu tư lại ưu tiên dự án đã có hạ tầng. Thách thức của phân khúc này còn đến từ vấn đề "xanh hóa" KCN nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường.

Phân khúc BĐS thương mại văn phòng và bán lẻ đều tiếp tục phát triển với nhiều tiềm năng trong dài hạn từ các nhu cầu ngày càng tăng cả về quy mô lẫn chất lượng. Các văn phòng hiện đại, cao cấp, đạt chứng chỉ xanh, đáp ứng các tiêu chuẩn phát triển bền vững tiếp tục thu hút khách thuê, đặc biệt là doanh nghiệp nước ngoài. Các trung tâm thương mại mới, tích hợp nhiều hoạt động, cũng tiếp tục "đắt khách". Trong khi đó, các tòa nhà văn phòng, trung tâm thương mại cũ, không chủ động cải tạo, nâng cấp, cùng với các mặt bằng nhà phố diện tích nhỏ tại các tuyến phố đắc địa ghi nhận tỷ lệ trống ngày càng cao.

Thị trường BĐS du lịch, nghỉ dưỡng còn nhiều khó khăn. Trong quý III/2024, thị trường BĐS du lịch, nghỉ dưỡng Việt Nam ghi nhận gần 1.000 sản phẩm mới, chỉ bằng 35% so với quý trước và tương đương với cùng kỳ năm 2023. Sự sụt giảm này chủ yếu do nguồn cung mới quý trước phát sinh cục bộ từ một dự án lớn. Tính chung trong 9 tháng đầu năm 2024, toàn thị trường du lịch, nghỉ dưỡng ghi nhận hơn 4.000 sản phẩm mở bán mới, tăng 80% so với cùng kỳ năm 2023 nhưng mới chỉ đạt 25% so với cùng kỳ năm 2022. Nhà nước cần có thêm những chính sách phục hồi cho thị trường bất động sản nghỉ dưỡng.

Tin cùng chuyên mục