Bên mời thầu: Cục Hậu cần - Bộ đội Biên phòng
Nội dung kiến nghị/đề nghị làm rõ:
Tiêu chí HSMT:
Mục 3 Tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật thuộc Chương III của HSMT yêu cầu:
Tăng trưởng vốn chủ sở hữu năm 2022 so với năm 2021 của nhà thầu 4,5%;
Tỷ lệ biên khả năng thanh toán tại thời điểm 31/12/2022 160%;
Dự phòng dao động lớn tại thời điểm 31/12/2022 180 tỷ đồng.
Kiến nghị/đề nghị làm rõ của nhà thầu:
Ngày 30/12/2023, một nhà thầu có văn bản kiến nghị, cho rằng HSMT đang tạo lợi thế cho một nhà thầu duy nhất trên thị trường bảo hiểm. Cụ thể, Nhà thầu cho biết, với tiêu chí “Dự phòng dao động lớn 180 tỷ đồng”, trong 32 công ty bảo hiểm phi nhân thọ trên toàn thị trường Việt Nam chỉ có 6 công ty đáp ứng, bao gồm: Tổng công ty Bảo hiểm PVI (PVI), Tổng công ty Bảo hiểm BIDV (BIC), Tổng công ty CP Bảo hiểm Petrolimex (PJICO), Tổng công ty CP Bảo Minh (Bảo Minh), Tổng công ty Bảo Việt (Bảo Việt) và Tổng công ty CP Bảo hiểm Quân đội (MIC).
Với tiêu chí “Tăng trưởng vốn chủ sở hữu năm 2022 so với năm 2021 của nhà thầu 4,5%”, trong số 6 công ty trên chỉ còn 2 công ty đáp ứng là PVI và MIC.
Tiếp tục với tiêu chí “Tỷ lệ biên khả năng thanh toán tại thời điểm 31/12/2022”, thì PVI không đáp ứng vì tỷ lệ biên khả năng thanh toán của PVI năm 2022 là 155%.
Nhà thầu dẫn chứng thêm, trường hợp DN có vốn chủ sở hữu lớn, ví dụ 3.000 tỷ đồng, thì tăng 100 tỷ đồng mới đạt mức tăng trưởng 3,3%, nhưng DN có vốn chủ sở hữu 1.000 tỷ thì tăng thêm 100 tỷ đồng đã đạt 10%. Tương tự, tỷ lệ biên khả năng thanh toán, theo hướng dẫn của Bộ Tài chính chỉ cần 100%, nhưng HSMT yêu cầu 160%. Một DN có biên khả năng thanh toán thực tế đến 1.000 tỷ đồng nhưng tỷ lệ có khi chỉ 120%, trong khi 1 DN có biên khả năng thanh toán thực tế 300 tỷ đồng nhưng tính tỷ lệ thì có khi 200%.
Bộ ba tiêu chí trên kết hợp với quy định “trong trường hợp liên danh áp dụng đối với thành viên đứng đầu liên danh”, theo kiến nghị của một số nhà thầu, sẽ hợp lại thành rào cản hạn chế sự tham gia của các nhà thầu. Thực tế, chỉ duy nhất MIC đáp ứng đủ 3 tiêu chí để tham gia với tư cách độc lập hoặc đứng đầu liên danh.
Trả lời, giải quyết kiến nghị/đề nghị làm rõ:
Trong văn bản trả lời nhà thầu, Bên mời thầu bảo lưu các tiêu chí đưa ra. Về tiêu chí tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu, Bên mời thầu cho rằng, chỉ tiêu này đánh giá sự thay đổi vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp (DN), cho biết năng lực tài chính của DN theo hướng cải thiện hơn hoặc xấu hơn. Chỉ tiêu này càng cao thể hiện doanh nghiệp có chỉ số tài chính lành mạnh.
Về tiêu chí “Tỷ lệ biên khả năng thanh toán tại thời điểm 31/12/2022 160%”, Bên mời thầu lý giải, chỉ tiêu này càng lớn thì mức độ đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng cao, với tính chất gói thầu là bảo vệ kho xăng dầu và kho vật tư quân sự, mức độ rủi ro lớn nên yêu cầu khả năng thanh toán cao để đảm bảo tính chất Gói thầu (x 160%).
Về tiêu chí “Dự phòng dao động lớn tại thời điểm 31/12/2022 180 tỷ đồng”, cũng căn cứ tính chất, đặc thù của Gói thầu... Bên mời thầu khẳng định các chỉ tiêu không làm hạn chế nhà thầu, nếu nhà thầu không đáp ứng có thể liên danh.
Bên mời thầu khẳng định các tiêu chí kỹ thuật của HSMT không định hướng cho bất kỳ công ty nào, bao gồm cả MIC; HSMT được xây dựng bảo đảm tuân Luật Đấu thầu và được sự thống nhất giữa công ty tư vấn và Cục Hậu cần - Bộ đội Biên phòng.
Kết quả giải quyết kiến nghị/đề nghị làm rõ:
Ngày 29/1/2024, Cục Hậu cần - Bộ đội Biên phòng có văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu. Theo đó, nhà thầu trúng thầu là Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Quân đội.