Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Chiều 23/11, với 413/422 đại biểu Quốc hội có mặt tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 86,22% tổng số đại biểu), Quốc hội thống nhất thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).
Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 23/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).

Trước khi tiến hành biểu quyết, Quốc hội đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh trình bày Báo cáo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh trình bày Báo cáo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh trình bày Báo cáo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Ngay sau đó, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã tiến hành biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Kết quả biểu quyết điện tử cho thấy, có 413/422 đại biểu Quốc hội có mặt biểu quyết tán thành (chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội). Như vậy, với đa số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội thống nhất thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).

Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) được Quốc hội thông qua gồm 9 chương, 95 điều, quy định về di sản văn hóa, hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng và cá nhân trong hoạt động quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị đối với di sản văn hóa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Các đại biểu tiến hành biểu quyết

Các đại biểu tiến hành biểu quyết

Di sản văn hóa quy định tại Luật này bao gồm di sản văn hóa phi vật thể, di sản văn hóa vật thể được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đối tượng áp dụng của Luật gồm cơ quan, tổ chức, cộng đồng và người Việt Nam định cư ở Việt Nam; cơ quan, tổ chức, cộng đồng và người nước ngoài định cư, hoạt động ở Việt Nam; người Việt Nam định cư, hoạt động ở nước ngoài liên quan đến quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Ngày 23/11 hàng năm được quy định là Ngày Di sản văn hóa Việt Nam. Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.

Tin cùng chuyên mục