Ảnh minh họa. Nguồn: Báo Xây dựng |
Theo đó, nhà thầu trúng Gói thầu XL07 – Thi công xây dựng công trình kè, hồ mương tuyến 1, 3, 8, 9 là Công ty CP Bê tông Hà Thanh. Giá trúng thầu là hơn 26,27 tỷ đồng, giảm 7,84 tỷ đồng so với giá gói thầu (34,11 tỷ đồng).
Nhà thầu trúng Gói thầu XL11 – Thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình tuyến đường số 12 (không bao gồm phần bê tông nhựa hạt mịn và cây xanh) là Liên danh Công ty CP Đầu tư và Thương mại quốc tế Huy Hoàng – Công ty CP Xây dựng và Chuyển giao công nghệ 678. Giá trúng thầu là hơn 44,28 tỷ đồng, giảm 4,78 tỷ đồng so với giá gói thầu (49,06 tỷ đồng).
Nhà thầu trúng Gói thầu XL12 – Thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình tuyến số 6 (không bao gồm phần bê tông nhựa hạt mịn và cây xanh) là Liên danh Công ty CP Đầu tư Thịnh Phát - Công ty CP Thương mại và Xây dựng Kinh Đô - Công ty CP Công trình giao thông 2 Hà Nội. Giá trúng thầu là hơn 40,79 tỷ đồng, giảm 4,56 tỷ đồng so với giá gói thầu (45,35 tỷ đồng).
Nhà thầu trúng Gói thầu XL13 – Thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình tuyến đường số 9 (từ nút N113 đến nút N68, không bao gồm phần bê tông nhựa hạt mịn và cây xanh) là Liên danh Công ty CP Đầu tư xây dựng giao thông 17 - Công ty CP Xây lắp và Thương mại COMA25 - Công ty TNHH Xây dựng và Dịch vụ Xuân Tiến Hòa Bình. Giá trúng thầu là hơn 63,02 tỷ đồng, giảm 7,4 tỷ đồng so với giá gói thầu (70,42 tỷ đồng).
4 gói thầu xây lắp nêu trên thuộc Dự án Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật chung QG-HN02. Đây là 1 trong 21 dự án thành phần thuộc Đề án Quy hoạch tổng thể xây dựng ĐHQGHN được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2013. Mục tiêu của Đề án là nhằm đầu tư xây dựng ĐHQGHN tại Hòa Lạc thành trung tâm đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học và công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao, đạt trình độ tiên tiến, làm nòng cốt cho hệ thống giáo dục đại học, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với định hướng chiến lược phát triển ĐHQGHN đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050. Mục tiêu đến năm 2020, ĐHQGHN phát triển ngang tầm với các trường đại học ở nhóm các trường đại học tiên tiến trong khu vực. Quy mô sử dụng đất của Đề án là 1.113,7 ha, trong đó khu dự án ĐHQGHN là 887,9 ha, khu các cơ sở nghiên cứu cao cấp là 112,1 ha, khu tái định cư là 113,7 ha. Tổng nhu cầu vốn của các dự án ước tính là khoảng 25.872 tỷ đồng (tính tại thời điểm quý I/2012, chưa gồm trượt giá và lãi vay, làm tròn, giá trị sau thuế).