Dự án Hạ tầng cơ bản tại tỉnh Quảng Bình: Khó về đích đúng tiến độ

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Dự án Hạ tầng cơ bản cho phát triển toàn diện tỉnh Quảng Bình đang trong thời gian chọn nhà thầu cho các gói thầu xây lắp chính. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, khi thời gian thực hiện Dự án chỉ còn không đầy 2 năm, Dự án mới hoàn tất chọn nhà thầu thực hiện được 3 trong 8 gói thầu xây lắp chính. Nếu không có giải pháp tháo gỡ kịp thời để cải thiện tiến độ, Dự án sẽ đối mặt với nguy cơ phải xin gia hạn thời hoàn thành.
Dự án Hạ tầng cơ bản cho phát triển toàn diện tỉnh Quảng Bình có tổng mức đầu tư 43,29 triệu USD, gồm vốn vay Ngân hàng Phát triển châu Á và vốn đối ứng của Việt Nam. Ảnh minh họa: Lê Tiên
Dự án Hạ tầng cơ bản cho phát triển toàn diện tỉnh Quảng Bình có tổng mức đầu tư 43,29 triệu USD, gồm vốn vay Ngân hàng Phát triển châu Á và vốn đối ứng của Việt Nam. Ảnh minh họa: Lê Tiên

8 gói thầu xây lắp thuộc Dự án trên là: QB01.1, QB01.2, QB02, QB03, QB04, QB05, QB06, QB07, bao gồm hạng mục thi công các tuyến đường giao thông; hệ thống thủy lợi trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

Ngày 11/5/2021, Ban Quản lý Dự án Hạ tầng cơ bản cho phát triển toàn diện tỉnh Quảng Bình (bên mời thầu) mở Gói thầu QB07 Nâng cấp và mở rộng cảng cá sông Gianh, huyện Bố Trạch (giá gói thầu 80,669 tỷ đồng). Theo đó, nhà thầu duy nhất tham dự là Liên danh Công ty CP Xây dựng Trường Xuân - Công ty CP Xây dựng công trình thủy Hà Nội, với giá dự thầu vượt giá gói thầu (giá dự thầu là 82,076 tỷ đồng).

Trong quý III/2020, Bên mời lần lượt mở 3 gói thầu gồm: QB03 Xây dựng tuyến đường từ đường tránh Quốc lộ 1A đi nhánh Đông đường Hồ Chí Minh (giá gói thầu là 99,39 tỷ đồng); Gói thầu QB04 Xây dựng tuyến đường Dinh Mười, Quảng Ninh (giá gói thầu là 68,685 tỷ đồng); Gói thầu QB05 Xây dựng tuyến đường từ Lộc Ninh đến Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới (giá gói thầu là 100,875 tỷ đồng).

Trong số 4 gói thầu đã hoàn tất mở thầu nêu trên, Gói thầu QB04 và QB07 vẫn đang trong thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu, 2 gói thầu còn lại đã công bố kết quả lựa chọn nhà thầu.

UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, qua quá trình triển khai, Dự án gặp một số vướng mắc, khó khăn liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng, công tác thiết kế bản vẽ thi công… Để đẩy nhanh tiến độ, thời gian tới, UBND Tỉnh lưu ý Bên mời thầu cần phối hợp với các đơn vị liên quan kịp thời triển khai thi công các gói thầu; đẩy nhanh tiến độ giải ngân số vốn đã phân bổ; chỉ đạo thực hiện các thủ tục pháp lý theo đúng quy định.

Vào tháng 5/2020, Gói thầu QB02 Xây dựng đường từ phía Nam cầu Quảng Hải đi Lạc Giao đã được trao cho Liên danh Công ty TNHH Xây dựng tổng hợp Tiên Phong - Công ty TNHH Tư vấn xây dựng Xuân Quang, với giá trị hợp đồng 121,832 tỷ đồng. Như vậy, 3 trong số 8 gói thầu xây lắp chính thuộc Dự án đã chọn được nhà thầu thực hiện.

Trước đó, Dự án đã 2 lần phải điều chỉnh thời gian mời thầu đối với 8 gói thầu nêu trên. Theo đó, tại quyết định điều chỉnh Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt gần đây nhất (vào tháng 10/2020), UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, muộn nhất trong quý IV/2020, gói thầu xây lắp cuối cùng sẽ được thông báo mời thầu. Tuy nhiên trên thực tế, tính đến thời điểm hiện tại, Dự án vẫn còn 3 gói thầu xây lắp chưa được tổ chức mời thầu, 2 gói thầu đang trong thời gian đánh giá, chưa công bố kết quả lựa chọn nhà thầu. Các gói thầu xây lắp đều có thời gian thi công từ 2 năm - 2,5 năm, trong khi thời gian hoàn thành Dự án chỉ còn không đầy 2 năm. Nếu khách quan nhìn nhận, việc Dự án “về đích” đúng tiến độ được xem là bất khả thi.

UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, qua quá trình triển khai, Dự án gặp một số vướng mắc, khó khăn liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng, công tác thiết kế bản vẽ thi công… Để đẩy nhanh tiến độ, thời gian tới, UBND Tỉnh lưu ý Bên mời thầu cần phối hợp với các đơn vị liên quan kịp thời triển khai thi công các gói thầu; đẩy nhanh tiến độ giải ngân số vốn đã phân bổ; chỉ đạo thực hiện các thủ tục pháp lý theo đúng quy định.

Dự án Hạ tầng cơ bản cho phát triển toàn diện được triển khai trên địa bàn các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị. Trong đó, Dự án tỉnh Quảng Bình có tổng mức đầu tư 43,29 triệu USD (vốn vay Ngân hàng Phát triển châu Á là 31,75 triệu USD, vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam là 11,54 triệu USD. Dự án gồm 3 hợp phần chính: hạ tầng kết nối giao thông; hạ tầng hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh và phân quyền thực hiện quy trình quản lý tài sản công. Mục tiêu nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao khả năng cạnh tranh của tỉnh Quảng Bình.

Dự án được triển khai từ năm 2018, dự kiến hoàn thành vào năm 2023.

Tin cùng chuyên mục