Dự báo lượng kiều hối năm 2020 giảm mạnh do ảnh hưởng của Covid-19. Năm 2019, lượng kiều hối chuyển về TP.HCM đạt 5,3 tỷ USD.
Như vậy là mặc dù quý I, mức giảm không đáng kể vì sự tác động của dịch chủ yếu tập trung từ tháng 3 trở lại đây, còn 2 tháng trước đó các nước có lượng kiều hối tập trung như châu Âu, Mỹ chưa bị tác động. Tuy vậy, viễn cảnh kiều hối năm nay không sáng.
Ngoài báo cáo của Chi nhánh NHNN TP. HCM thì mới đây, ngày 22/4, báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) dự đoán, lượng kiều hối toàn cầu sẽ giảm khoảng 20% do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, trong đó khu vực Đông Á và Thái Bình Dương giảm 13%, chủ yếu do sụt giảm dòng tiền từ Mỹ - nguồn kiều hối lớn nhất của khu vực này.
Thực tế ghi nhận trên thị trường, một số công ty kiều hối cho biết, lượng kiều hối chuyển về trong tháng 3 đầu năm nay giảm khá mạnh do ảnh hưởng từ dịch covid-19.
Theo Công ty kiều hối Đông Á, doanh số kiều hối 22 ngày đầu tháng 4 đã giảm một nửa so với cùng kỳ tháng 3. Trong đó, giảm mạnh nhất là thị trường châu Âu, kế đến là Mỹ, Canada và các thị trường xuất khẩu lao động. Thị trường Úc cũng giảm 30%.
Thậm chí, một số công ty kiều hối cho biết, lượng tiền chuyển về đã giảm mạnh, có nơi giảm 50% so với cùng kỳ do những thị trường kiều hối chủ lực của Việt Nam như: Mỹ, Anh, Canada bị ảnh hưởng khá nặng từ dịch Covid-19.
Nguyên nhân do ảnh hưởng bởi dịch bệnh nhiều người lao động mất việc, phải tạm nghỉ ở nhà, hoạt động kinh doanh ngưng trệ. Dẫn đến, lượng kiều hối chuyển về cho người thân giảm.
Các công ty kiều hối còn dự báo doanh số kiều hối sẽ tiếp tục giảm trong quý II/2020 và khó đạt doanh số như năm ngoái nếu tình hình dịch bệnh chưa kết thúc.
Phục hồi vào 2021
WB dự báo kiều hối sẽ phục hồi vào năm 2021. WB ước tính năm 2021, lượng kiều hối chảy vào các quốc gia thu nhập thấp và trung bình sẽ hồi phục và tăng 5,6% lên 470 tỷ USD.
Tuy nhiên, triển vọng này vẫn còn chưa chắc chắn, phụ thuộc vào tác động của Covid-19 đối với triển vọng tăng trưởng toàn cầu và các biện pháp kiềm chế sự lây lan của dịch bệnh.
Trước đây, dòng chảy kiều hối thường có xu hướng ngược chu kỳ, có nghĩa là trong những thời điểm khủng hoảng và khó khăn, người lao động có xu hướng gửi tiền về nhà nhiều hơn. Tuy nhiên, đại dịch lần này gây ảnh hưởng đến tất cả các quốc gia, làm gia tăng bất định.
Trước đây, dòng chảy kiều hối thường có xu hướng ngược chu kỳ, có nghĩa là trong những thời điểm khủng hoảng và khó khăn, người lao động có xu hướng gửi tiền về nhà nhiều hơn. Tuy nhiên, đại dịch lần này gây ảnh hưởng đến tất cả các quốc gia, làm gia tăng bất định.
"Việc xây dựng các hệ thống bảo trợ xã hội hiệu quả là rất quan trọng nhằm bảo vệ người nghèo và đối tượng dễ bị tổn thương trong thời điểm khủng hoảng này ở cả các quốc gia phát triển và đang phát triển", ông Minh cho biết.
Lượng kiều hối chảy vào khu vực Trung Đông và Bắc Phi năm 2020 được dự đoán sẽ giảm 19,6% xuống còn 47 tỷ USD, sau khi tăng 2,6% trong năm 2019. Sự suy giảm này là do hậu quả của suy thoái toàn cầu cũng như tác động của việc sụt giảm giá dầu tại các quốc gia Hội đồng Hợp tác vùng vịnh (GCC).
Kiều hối từ khu vực châu Âu cũng sẽ bị ảnh hưởng do sự suy giảm kinh tế của khu vực này từ trước dịch Covid-19 cũng như do đồng euro bị mất giá so với đồng USD.
Năm 2021, lượng kiều hối của khu vực này dự kiến sẽ phục hồi nhẹ với mức tăng trưởng 1,6% do khu vực châu Âu được dự báo tăng trưởng ở mức thấp và dòng chảy của các quốc gia GCC vẫn ở mức yếu.
Trong năm 2019, lượng kiều hối chảy vào châu Phi cận Sahara ghi nhận mức giảm nhẹ 0,5% xuống còn 48 tỷ USD. Tuy nhiên, do cuộc khủng hoảng Covid-19, dòng kiều hối chảy vào khu vực này dự kiến sẽ giảm 23,1% xuống mức 37 tỷ USD trong năm 2020, trước khi hồi phục lên 4% vào năm 2021.
Sự sụt giảm này là hậu quả của nhiều yếu tố kết hợp do bùng phát dịch Covid-19 tại các quốc gia có nhiều lao động châu Phi nhập cư như EU, Hoa Kỳ, Trung Đông và Trung Quốc. Số lượng lao động di cư từ châu Phi cận Sahara ở những nền kinh tế lớn này rất cao, gộp lại chiếm gần một phần tư tổng lượng kiều hối gửi về khu vực này.
Bên cạnh tác động của đại dịch Covid-19, nhiều quốc gia Đông Phi cũng đang phải đương đầu với đại dịch châu chấu tấn công mùa màng và ảnh hưởng đến nguồn cung cấp lương thực trong khu vực.