Nhiều hồ sơ mời thầu đưa yêu cầu bằng cách sao chép y nguyên catalogue của sản phẩm cụ thể

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Từ kinh nghiệm thực tiễn tham gia đấu thầu thời gian qua, Công ty chúng tôi nhận thấy hoạt động mua sắm hàng hóa còn tồn tại một số vướng mắc.

Ông Nguyễn Duy Long, Phó Giám đốc Công ty TNHH Điện tử Pakotek

Cụ thể, đối với yêu cầu về kỹ thuật, pháp luật đấu thầu quy định, trường hợp không thể mô tả chi tiết hàng hóa theo đặc tính kỹ thuật, thiết kế công nghệ, tiêu chuẩn công nghệ thì có thể nêu nhãn hiệu, catalogue của một sản phẩm cụ thể để tham khảo, minh họa cho yêu cầu về kỹ thuật của hàng hóa nhưng phải ghi kèm theo cụm từ “hoặc tương đương”, đồng thời phải quy định rõ nội hàm tương đương với hàng hóa đó về đặc tính kỹ thuật, tính năng sử dụng, tiêu chuẩn công nghệ và các nội dung khác nhằm tạo thuận lợi cho nhà thầu trong quá trình chuẩn bị hồ sơ dự thầu (HSDT), mà không được quy định tương đương về xuất xứ. Tuy nhiên, trên thực tế, rất nhiều HSMT đưa yêu cầu bằng cách sao chép y nguyên catalogue của một sản phẩm cụ thể và không quy định rõ nội hàm tương đương, khiến nhà thầu tham dự bị hạn chế về sản phẩm tham gia chào thầu.

Liên quan đến hàng hóa tương tự, hiện áp dụng phân loại hàng hóa theo quy định tại Thông tư số 65/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính (hàng hóa có cùng mã Chương, mã Nhóm (tương ứng với 4 số đầu tiên của bộ mã) trong Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa (HS - Harmonized Commodity Description and Coding System) theo Hệ thống phân loại hàng hóa do Tổ chức Hải quan thế giới WCO phát hành (gọi chung là mã HS). Tuy nhiên, việc phân loại theo thông tư này đôi khi khác nhiều so với thực tiễn, bởi rất nhiều trường hợp hàng hóa cùng nhóm, cùng mã HS nhưng lại thuộc các lĩnh vực, chuyên ngành hoàn toàn khác nhau. Từ đó dẫn đến khó khăn cho chủ đầu tư, bên mời thầu trong việc xây dựng hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa sát với nhu cầu sử dụng; đồng thời, gây khó khăn trong công tác đánh giá HSDT.

Tin cùng chuyên mục