Thu ngân sách nhà nước từ thoái vốn đạt 2.180 tỷ đồng trong 6 tháng

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Bộ Tài chính cho biết, lũy kế 6 tháng đầu năm 2022, các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đã thoái vốn tại DN với giá trị là 382 tỷ đồng, thu về ngân sách nhà nước 2.180 tỷ đồng.
Tổng công ty Bưu điện Việt Nam thoái vốn tại Công ty CP Bưu điện với giá trị 182 tỷ đồng, thu về 1.409 tỷ đồng. Ảnh: Tường Lâm
Tổng công ty Bưu điện Việt Nam thoái vốn tại Công ty CP Bưu điện với giá trị 182 tỷ đồng, thu về 1.409 tỷ đồng. Ảnh: Tường Lâm

Trong đó, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đã thực hiện bán vốn tại 17 DN với giá trị là 128 tỷ đồng, thu về 687 tỷ đồng. Tổng công ty Bưu điện Việt Nam thoái vốn tại Công ty CP Bưu điện với giá trị 182 tỷ đồng, thu về 1.409 tỷ đồng. Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam thoái vốn tại Công ty CP Tập đoàn Tân Mai với giá trị là 72 tỷ đồng, thu về 83 tỷ đồng. Tổng công ty Viễn thông Mobifone thoái vốn tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á với giá trị là 0,06 tỷ đồng, thu về 0,35 tỷ đồng.

Bộ Tài chính cho biết, hệ thống các cơ chế chính sách pháp luật phục vụ quá trình cơ cấu lại DNNN đã được ban hành đầy đủ, tiếp tục được nghiên cứu, hoàn thiện, bảo đảm chặt chẽ hơn, công khai minh bạch, tối đa hóa lợi ích của Nhà nước, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn và hạn chế thất thoát vốn, tài sản nhà nước.

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 360/QĐ-TTg ngày 17/3/2022 phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại DNNN, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2021 - 2025”. Bộ Tài chính đã ban hành các thông tư như: Thông tư 119/2021/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 83/2018/TT-BTC hướng dẫn việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại SCIC; Thông tư 05/2022/TT-BTC hướng dẫn tái cơ cấu DN không đủ điều kiện cổ phần hóa và chuyển nhượng lô cổ phần kèm nợ phải thu của DN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có chức năng mua, bán, xử lý nợ…

Tin cùng chuyên mục