Cần có cơ chế quản lý giá vật liệu thống nhất từ Trung ương đến địa phương

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Nhiều chính sách giá, định mức trong lĩnh vực xây dựng cơ bản được Nhà nước ban hành đang bị lạc hậu, nổi cộm là đơn giá bị chi phối bởi định mức liên quan đến vật liệu tại địa phương như cát, đá, sỏi, đất.

Ông Khương Tất Thắng, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn

Trên thực tế, giá vật liệu tại địa phương không đồng nhất, quản lý giá thả nổi nên giá Nhà nước quy định không theo kịp thị trường. Một m3 cát khai thác bán tại mỏ là 200 nghìn đồng, nhưng giá địa phương công bố chỉ ở mức 70 - 80 nghìn đồng; đất đắp nền giá Nhà nước quy định là 44 nghìn đồng/m3 nhưng trên thị trường 130 nghìn đồng vẫn không có để mua.

Theo quy định lập và quản lý chi phí, các địa phương xác định và công bố giá vật liệu trên địa bàn tỉnh (chung hoặc theo các khu vực); tổ chức xác định và công bố chỉ số giá xây dựng của các loại công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, thực tế triển khai đang có vướng mắc.

Ở Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông (giai đoạn 2) khi xây dựng kế hoạch đầu tư, nhà thầu dự họp với lãnh đạo Chính phủ, Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng có kiến nghị về bất cập này, trong đó đề xuất việc cấp mỏ vật liệu cho các ban quản lý (đại diện chủ đầu tư) hoặc cho nhà thầu không tính giá vật liệu, chỉ tính giá nhân công, chi phí về môi trường, còn giá tài nguyên, khai thác khoáng sản có cơ chế giảm trong tổng vốn đầu tư nhưng đến nay vẫn chưa thể tháo gỡ.

Những vướng mắc này, nhà thầu cũng thông qua Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam kiến nghị đến địa phương, Cục Kinh tế xây dựng (Bộ Xây dựng) và các cơ quan chuyên môn theo hướng có sự thống nhất, xuyên suốt về xây dựng, ban hành và quản lý cơ chế giá vật liệu, thiết bị để có chế tài với đơn vị khai thác, đồng thời, là giá chuẩn để nhà thầu áp dụng từ khâu lập kế hoạch đầu tư, triển khai dự án.

Tin cùng chuyên mục