Công ty Liên doanh vận chuyển quốc tế Hải Vân vận hành tuyến buýt số 43 (Công viên Thống Nhất - thị trấn Đông Anh) thay thế Công ty TNHH Bắc Hà. Ảnh Internet |
Theo đó, Công ty CP Xe điện Hà Nội vận hành 3 tuyến buýt, gồm: tuyến số 41 (Nghi Tàm - Bến xe Giáp Bát), tuyến số 44 (Trần Khánh Dư - Bến xe Mỹ Đình), tuyến số 45 (Khu đô thị Times City - Nam Thăng Long).
Trong đó, tuyến buýt số 41 có thời gian thực hiện là từ ngày 1/4/2021 - 31/3/2026 (giá trúng thầu là 71,611 tỷ đồng). Thời gian thực hiện còn lại là 3 năm 8 tháng (44 tháng) với giá trúng thầu là 52 tỷ đồng (đơn giá là 17.000 đồng/km, doanh thu hơn 11 tỷ đồng và được Thành phố trợ giá hơn 41 tỷ đồng).
Tuyến buýt số 44 có thời gian thực hiện là từ ngày 1/4/2021 - 31/3/2026 (giá trúng thầu là 83,701 tỷ đồng). Thời gian còn lại là 3 năm 8 tháng (44 tháng) với giá trúng thầu là 61 tỷ đồng (đơn giá là 17.199 đồng/km, doanh thu hơn 14 tỷ đồng và được Thành phố trợ giá hơn 47 tỷ đồng).
Tuyến buýt số 45 có thời gian thực hiện là từ ngày 1/4/2020 - 31/3/2025 (giá trúng thầu là 72,172 tỷ đồng). Thời gian còn lại 2 năm 8 tháng (32 tháng), với giá trúng thầu là hơn 38 tỷ đồng (đơn giá là 18.000 đồng/km, doanh thu hơn 12 tỷ đồng và được Thành phố trợ giá hơn 26 tỷ đồng).
Công ty CP Xe khách Hà Nội vận hành tuyến buýt số 42 (Bến xe Giáp Bát - Đức Giang). Tuyến buýt số 42 có thời gian thực hiện là từ ngày 1/4/2020 - 31/3/2025 (giá trúng thầu là 73,565 tỷ đồng). Thời gian còn lại là 2 năm 8 tháng (32 tháng), với giá trúng thầu là hơn 39 tỷ đồng (đơn giá là 18.700 đồng/km, doanh thu hơn 10,5 tỷ đồng và được Thành phố trợ giá hơn 28,6 tỷ đồng).
Công ty Liên doanh vận chuyển quốc tế Hải Vân vận hành tuyến buýt số 43 (Công viên Thống Nhất - thị trấn Đông Anh). Tuyến buýt số 43 có thời gian thực hiện là từ ngày 1/4/2019 - 31/3/2024 (giá trúng thầu là 94,482 tỷ đồng). Thời gian còn lại là 1 năm 8 tháng (20 tháng), với giá trúng thầu là hơn 31 tỷ đồng (đơn giá là 18.500 đồng/km, doanh thu hơn 6,5 tỷ đồng và được Thành phố trợ giá gần 25 tỷ đồng).
Liên quan đến bãi đỗ xe qua đêm của 5 tuyến buýt nêu trên, bãi đỗ xe qua đêm của tuyến 41, 45 là tại Thạch Bàn, tuyến 44 là tại Đền Lừ, thay vì bãi đỗ Nam Thăng Long... Đây là những bãi đỗ xe qua đêm gần với chỗ cũ, đảm bảo thuận tiện cho người lao động đi lại.
Theo ông Thái Hồ Phương, toàn bộ lao động lái xe, nhân viên phục vụ trên các tuyến xe buýt từng ký hợp đồng với Công ty TNHH Bắc Hà có nhu cầu làm việc tại đơn vị mới đều được các nhà thầu thay thế tiếp nhận, tạo điều kiện để đảm bảo người lao động yên tâm tiếp tục công tác.
Trước đó, Công ty TNHH Bắc Hà đã trúng 5 gói thầu cung cấp dịch vụ vận tải hành khách công cộng 5 tuyến buýt nội đô trong thời gian 5 năm với tổng giá trúng thầu là hơn 298 tỷ đồng. Tuy nhiên, vào cuối tháng 6 vừa qua, nhà thầu này cho biết về nguy cơ vỡ nợ, nên không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng của các gói thầu vận hành 5 tuyến buýt. Do đó, UBND TP. Hà Nội đã cho phép chấm dứt hợp đồng với nhà thầu Bắc Hà và chỉ định nhà thầu thay thế để tiếp tục duy trì hoạt động của các tuyến buýt trên cơ sở đề xuất của Sở Giao thông vận tải Thành phố.