Theo đó, mỗi ounce chốt phiên giao dịch Mỹ ngày 24/1 giảm hơn 9 USD, xuống sát 1.208 USD. Cùng lúc, giá vàng giao tháng 2 chốt ngày mất 4,2 USD so với phiên liền trước, về gần mốc 1.211,4 USD.
Chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới đang dần co hẹp lại.
Nguyên nhân khiến vàng giảm giá là do đồng USD đi lên trong ngày giao dịch hôm qua đã gây áp lực giảm cho vàng. Ngoài ra, việc các nhà đầu tư chốt lời cũng khiến thị trường đi xuống.
Đà giảm tạm thời chưa lan sang phiên giao dịch sáng nay tại thị trường châu Á. Tính đến 8h, giờ Hà Nội, mỗi ounce gần như không có sự thay đổi so với mở cửa, dao động quanh mức 1.208 USD.
Nếu căn cứ theo tỷ giá ngân hàng, mỗi lượng vàng thế giới quy đổi hiện có giá khoảng 32,9 triệu đồng (chưa gồm các loại thuế, phí, gia công...). Trong khi đó, mức giá đóng cửa ngày hôm qua của vàng miếng trong nước xoay quanh 36,75 - 36,85 triệu đồng, tức cao hơn giá thế giới tầm 3,9 triệu đồng.
So với đỉnh cao kỷ lục 1.920,3 USD đạt được vào tháng 9/2011, giá kim loại quý hiện thấp hơn khoảng 712 USD (khoảng 19,4 triệu đồng). Theo các chuyên gia, việc kinh tế của nhiều nước trên thế giới đang có dấu hiệu hồi phục cũng sẽ khiến cho kim loại quý ngày càng mất đi giá trị.
Tuy nhiên, việc hôm qua Tòa án Tối cao Anh ra phán quyết trì hoãn Brexit, đồng nghĩa với việc Thủ tướng Anh Theresa May không thể bắt đầu các cuộc đàm phán với EU về Brexit cho đến khi được các nghị sĩ chấp thuận, dù động thái này được dự kiến kịp diễn ra trước hạn chót 31/3 của chính phủ. Thông tin này làm tăng lo ngại sự bất ổn khiến gia tăng kênh trú ẩn an toàn vào vàng.
Về mặt phân tích kỹ thuật, việc giá vàng giao tương lai đóng cửa ở mức trung bình có thể không chịu áp lực trong ngắn hạn. Hiện mức kháng cự vững chắc là 1.236 USD, còn mức hỗ trợ ngắn hạn là 1.195 USD.